Social Commerce – Thương mại trên mạng xã hội
Đây là chủ đề được Facebook chia sẻ nhiều nhất trong sự kiện lần này. Social Commerce (thương mại trên mạng xã hội) không phải là điều xa lạ với những người kinh doanh online hay doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, hoạt động sử dụng kênh Facebook, Instagram hay các mạng xã hội để bán hàng, quảng cáo đã rất phổ biến và cũng đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hình thức kinh doanh này được định nghĩa là “Social Commerce”.
Cột màu xanh biểu thị: cứ 100 người kinh doanh online thì tại Thái Lan có đến 95% người bán hàng qua các mạng xã hội, 87% ở Philipin; 80% ở Indonesia, trung bình toàn Châu Á là 80% (Việt Nam cũng khoản 80%)
*Thông số này nói đến các mạng xã hội nói chung, không tính riêng các nền tảng của Facebook, ví dụ: Line phổ biến ở Thái Lan, Zalo phổ biến ở Việt Nam.
Cột màu tím biểu thị: Các nền tảng mạng xã hội của Facebook mà người kinh doanh online thường dùng, chủ yếu là Facebook và Instagram.
Facebook chia sẻ về phương thức bán hàng khá phổ biến của các doanh nghiệp vừa & nhỏ ở các nước Đông Nam Á, và gọi nó là “phương thức Bán hàng không cấu trúc trên các ứng dụng của Facebook ” với hình thức đăng bài lên Fanpage, trang Facebook cá nhân, trang Instagram và Group và sau đó “chốt đơn” bằng Messenger.
Nhưng việc kinh doanh trên các mạng xã hội chuyên nghiệp không phải chỉ có mỗi việc là “bán hàng”, Facebook đang hỗ trợ tốt cho người kinh doanh trong việc chuyển đổi người dùng của họ thành khách hàng của doanh nghiệp, nhưng còn có rất nhiều thành tố khác để đạt được thành công: như phân tích/ đo lường, vận chuyển giao nhận, khâu thanh toán và khai phá những tiềm năng mới, cũng như cần tương tác lại với các khách hàng hiện hữu.
Còn một khái niệm kinh doanh khác mà Facebook giới thiệu đó là “Conversational Commerce”: là việc tư vấn bán hàng, trao đổi mua bán với khách qua các “ứng dụng nhắn tin”; ví dụ như Facebook Messenger, Zalo (phổ biến ở Việt Nam), Line (phổ biến ở Thái Lan), Whatsapp (phổ biến ở Indo)…
Hình thức bán hàng này cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, dễ thấy nhất là việc người kinh doanh trên Facebook thường dẫn dắt, tư vấn khách hàng trong Messenger để chốt đơn hay chốt dịch vụ…
Tổng doanh số bán hàng mà Facebook đo được kênh qua này ở Việt Nam là: 5,9 tỷ USD, đứng đầu Châu Á và vẫn đang tăng trưởng nóng.
*Con số này nó lớn hơn gần 1,5 lần tổng doanh thu thị trường thương mại điện tử Việt Nam báo cáo trong năm 2018, nên mình cũng đang tìm hiểu thêm độ chuẩn xác mà các nguồn cung cấp thông tin cho Facebook ở phía bên dưới slide. Nếu như đúng thật thì Việt Nam mình, có cực nhiều anh chị kinh doanh “underground”
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có lượng người sử dụng các ứng dụng nhắn tin trên điện thoại chiếm tỷ trọng lớn hơn tổng của Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Bắc Mỹ cộng lại.
Theo kết quả khảo sát cho thấy: khách hàng ở sống các thị trường mới nổi (như Đông Nam Á, Ấn Độ) thường gửi tin nhắn cho các doanh nghiệp và thương hiệu ít nhất mỗi tháng một lần, hoặc hơn. Con số này cao hơn 2,4 lần so với các thị trường phát triển (như Mỹ và Châu Âu).
Phễu bán hàng với Messenger, cũng tuần tự qua các bước như một quá trình bán hàng thông thường, từ việc cân nhắc, quan tâm… cho đến khâu tương tác/ kéo khách hàng quay lại.
Ở cuối phễu có sự hiện diện của hình thức quảng cáo là “Click to messenger”, đây là hình thức quảng cáo Facebook khuyến cáo để tương tác với khách hàng một cách “cá nhân hoá” hơn, ngoài ra còn có hình thức quảng cáo “Sponsored Message” với hiệu quả chuyển đổi đơn hàng cao nhất.
53% người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm từ doanh nghiệp mà họ đã nhắn tin. Và mỗi tháng, có khoản 10 tỷ tin nhắn qua lại giữa người dùng và doanh nghiệp.
Với sự kết hợp của Facebook và các đối tác công nghệ, nền tảng của Facebook có thể cho phép người kinh doanh làm mọi thứ: từ bán hàng, quảng cáo, quản lý khách hàng đến khâu nhận thanh toán online mà không cần rời khỏi nền tảng của Facebook.
Việc thanh toán trực tiếp trên mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với sự liên kết Facebook với các cổng thanh toán: bao gồm thanh toán qua thẻ tín dụng, thanh toán trên Whatsapp, chuyển khoản ngân hàng, và Instagram Checkout vừa được ra mắt. (Tính năng này mới chỉ mở ở thị trường Thái, thị trường Việt Nam sẽ hy vọng sẽ có vào 2020)
Trải nghiệm mua hàng của người dùng trên các nền tảng của Facebook
1. Ý định mua sắm bất chợt -> Lướt Newfeed và bất chợt thấy một kiểu áo ưa thích.
2. Window shopping -> Mở App Facebook và lướt xem những xu hướng thời trang mới
3. Có ý định mua sắm-> Vào Facebook Shop để tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm
4. Hỏi thông tin mua hàng -> Chat trực tiếp với doanh nghiệp qua messenger để đặt hàng.
So sánh giữa nền tảng mạng xã hội và nền tảng thương mại điện tử
Mạng xã hội mục tiêu chính là xây dựng cộng đồng, để người dùng có thể tự khám phá và đánh giá.
Trong khi đó, mục tiêu chính của một nền tảng thương mại điện tử đó là bán hàng, người dùng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm và đặt mua.
Các nền tảng thích hợp cho từng hành vi mua hàng của người dùng được liệt kê ở phần dưới cùng của Slide, các bạn có thể suy ra các nền tảng phù hợp khác tương ứng cho từng thị trường.
Và kết thúc phần “Social Commerce” bằng việc liệt kê các định dạng quảng cáo hiệu quả để dẫn dắt khách hàng vào trao đổi trực tiếp Messenger
1. Quảng cáo Click-to-Messenger.
2. Sponsored Message – Tin nhắn được tài trợ trong Messenger.
3. Quảng cáo Click-to-whatsapp.
4. Dynamic ads đưa khách đến Facebook Shop hoặc Messenger.
Note:
Những hình thức quảng cáo Messenger kết hợp với tính năng “Social CRM” của các nền tảng chatbot đang mang lại tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng và ROI cao hơn rất nhiều so với các hình thức quảng cáo Facebook khác vì khả năng “cá nhân hoá” thông điệp quảng cáo cho từng nhóm khách hàng riêng biệt
Leave a Reply