Trong môi trường Kinh doanhThời đại công nghệ 4.0 ngày nay, việc dựa vào các phương pháp kinh doanh cũ, đặc biệt là liên quan đến Marketing sẽ khiến bạn tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh một cách nhanh chóng. Để tránh điều này xảy ra, Doanh nghiệp của bạn nên sử dụng tất cả các công cụ Marketing để mang lại hiệu quả cao nhất.
Thông thường, hầu hết các chủ doanh nghiệp đều bắt đầu với việc tham gia Phòng Thương mại của địa phương, mua quảng cáo tạp chí, đi bài PR hay đặt Banner tại các trang báo mạng, gửi email, thiết kế lại trang web, Quảng cáo Radio…
Các kế hoạch Marketing này có thể hưu ích nhưng chúng không bao giờ hiệu quả Doanh nghiệp của bạn cần có những giải pháp toàn diện, đồng bộ để đạt được hiệu quả cao nhất cho chiến Dịch Marketing của mình. Không nên vội vã và thử một số chiến thuật ngẫu nhiên như hầu hết các chủ doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Hãy mạnh dạn đi theo một hướng khác, hướng đi mà 5% chủ doanh nghiệp thành công.
Bạn nên, dành một chút thời gian để suy nghĩ về chiến lược Marketing tổng thể của mình: Làm thế nào bạn có thể tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình? Bạn có thể làm gì để tạo ra khách hàng mới Từ Offline và Online? Bạn có thể làm gì để có thêm sự giới thiệu từ khách hàng cũ của mình? Chỉ cần dành 20 phút để trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra cách bạn có thể chuyển đổi doanh nghiệp của mình.
Cùng HewPieHie, tìm hiểu các bước thực hiện Kế hoạch Marketing tổng thể để trang bị cho doanh nghiệp của mình một thứ vũ khí sắc bén trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nội Dung
- I. 12 Bước lập kế hoạch Marketing Tổng thể 2020
- 1. Nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu thị trường giúp bạn
- 2. Sản phẩm – Dịch vụ giải quyết nhu cầu và đem lại lợi ích gì cho khách hàng
- 3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- 4. Sứ mệnh
- 5. Sử dụng tốt các kênh Digital Marketing
- 6. Chiến dịch quảng cáo truyền thống
- 7. Thực hiện chiến dịch tiếp thị lại (Remarketing)
- 8. Xây dựng hành trình mua hàng của khách hàng
- 9. Giá cả – xây dựng và định vị thương hiệu
- 10. Ngân sách cho hoạt động Marketing
- 11. Mục tiêu tiếp thị
- 12. Đo lường kết quả hoạt động Marketing
- 1. Nghiên cứu thị trường
- II. Các tài liệu và thuật ngữ hộ trợ quá trình thực hiện kế hoạch Marketing Tổng thể
I. 12 Bước lập kế hoạch Marketing Tổng thể 2020
1. Nghiên cứu thị trường
Đây là công việc rất quan trọng mà bất kỳ chiến dịch Marketing nào dù là Marketing online hay Marketing truyền thống đều phải thực hiện một cách kỹ lưỡng. Bạn phải thu thập, tổ chức, phân tích thông tin của thị trường – sản phẩm – dịch vụ mà bạn cung cấp.
Nghiên cứu thị trường giúp bạn
- Thấu hiểu khách hàng hơn.
- Xác định cụ thể đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp: Độ tuổi, giới tính, Vị trí địa lý, thói quen, sở thích…
- Thiết kế một chiến lược Marketing phù hợp.
- Lập một kế hoạch Marketing ít rủi ro hơn.
- Tối ưu hóa các công cụ Marketing dựa trên nguồn ngân sách mà bạn có
2. Sản phẩm – Dịch vụ giải quyết nhu cầu và đem lại lợi ích gì cho khách hàng
Ngày Nay, khách hàng ngày càng thông minh và đặt ra yêu cầu cao hơn đối với không chỉ sản phẩm mà cả với người bán hàng. Họ thông minh như thế nào và kỳ vọng cũng như yêu cầu gì ở sản phẩm và người bán. Đó là điều mà người bán phải tìm hiểu và giải quyết nhu cầu của họ.
3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh rất quan trọng, giúp chúng ta biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đó đưa ra những chiến thuật để bán hàng tốt hơn, đặc biệt đánh mạnh vào thế mạnh của doanh nghiệp của mình. Khi nghiên cứu và phân tích đối thủ cần trả lời các câu hỏi sau:
- Điều gì khiến bạn nổi bật hơn đối thủ?
- Sự khác Biệt của bạn là gì?
- Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì một đối thủ khác?
Bạn càng có nhiều khác biệt và ưu điểm hơn với đối thủ, bạn càng có nhiều cơ hội thành công.
4. Sứ mệnh
Bất cứ chiến dịch Marketing nào cũng cần có slogan làm khẩu hiệu tuyên bố sứ mệnh. slogan là một thông điệp truyền tải ngắn gọn nhất đến khách hàng bằng từ ngữ dể nhớ, dể hiểu, có sức thu hút cao. Slogan là sự cam kết về giá trị, chất lượng sản phẩm của thương hiệu với khách hàng.
5. Sử dụng tốt các kênh Digital Marketing
Bạn phải có một website cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ các lựa chọn khác để quảng bá cho doanh nghiệp, website, sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Banner và bài viết PR trên các trang thông tin nổi tiếng: là kênh truyền thông hữu ích giúp Doanh nghiệp nâng cao sự uy tín và quảng bá sản phẩm – dịch vụ – thương hiệu một cách rộng rãi.
- SEO: Giúp các Sản phẩm – dịch vụ – thương hiệu của Doanh nghiệp được biết đến và tìm thấy nhiều hơn trên online. Đây là kênh mang lại tỉ lệ Chuyển đổi cao.
- Marketing trên mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, YouTube… Việc tối ưu các kênh mạng xã hội sẽ giúp Doanh nghiệp tăng lượng người dùng tương tác với thương hiệu cũng như thêm cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Quảng cáo Click (PPC): Là một trong những phương pháp nhanh nhất để thu hút khách hàng tiềm năng (Như Google Ads). Nó xuất hiện thông tin Doanh nghiệp của bạn khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm cho một từ khóa liên quan cụ thể.
- Affiliate Marketing: Sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm – dịch vụ của bạn và trích cho họ phần trăm lợi nhuận
- Viết bài và chia sẻ: bạn có bài viết hay và được nhiều người chia sẻ thì thông tin của bạn sẽ được viral một cách nhanh chóng và điều này cũng giúp Thương hiệu – chiến dịch Marketing của bạn được lan tỏa nhanh chóng đến được nhiều người biết đến
- Email marketing:là cách bạn tiếp cận, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn thông qua email để mang về khách hàng.
6. Chiến dịch quảng cáo truyền thống
Một chiến dịch Marketing thành công là phải biết kết hợp với Digital marketing và Marketing truyền thống.
- Sử dụng thư chào hàng, tờ rơi, bưu thiếp…
- Sử dụng các danh bạ, biển quảng cáo (ooh), trang vàng, radio, truyền hình…
- Tổ chức Event, hội chợ, triển lãm, hội thảo…
- Viết bài cho các tạp chí, báo địa phương và các ấn phẩm trong lĩnh vực của bạn. Điều này sẽ giúp bạn được mọi người biết đến như là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
- Bán hàng trực tiếp
- Sử dụng thông cáo báo chí
- Tổ chức chương trình ra mắt sản phẩm mới
- Co-marketing với các doanh nghiệp mà đang chia sẻ thị trường mục tiêu với bạn
7. Thực hiện chiến dịch tiếp thị lại (Remarketing)
Rất nhiều các khách hàng tiềm năng sẽ không trở thành người mua hàng ngay từ lần đầu họ nhìn thấy chúng ta. Do đó, tầm quan trọng của remarketing là rất lớn trong mỗi chiến dịch Marketing.
Hãy để khách hàng nhớ đến chúng ta bằng cách liên tục nhắc lại với họ về thương hiệu của mình, để đến khi họ thực sự có nhu cầu, tên doanh nghiệp bạn sẽ là điều đầu tiên họ nghĩ tới.
8. Xây dựng hành trình mua hàng của khách hàng:
Hành trình khách hàng này sẽ đưa khách hàng tiềm năng qua từng bước và trở thành người trả tiền cho bạn. Hãy luôn nhớ rằng, marketing không phải công việc chỉ có một bước.
9. Giá cả – xây dựng và định vị thương hiệu
Từ những thông tin thu thập được, chúng ta thiết lập chiến lược để xác định giá cả của sản phẩm. Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng. Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tại thị trường trong nước và quốc tế.
10. Ngân sách cho hoạt động Marketing
Bất cứ một hoạt động nào cũng cần phải lên kế hoạch chi tiêu, Ngân sách marketing chính là sức mạnh thúc đẩy dự án. Số tiền được đầu tư nên được rót vào những dự án hợp lý, tạo điều kiện cho bạn có được những kết quả tối ưu nhất. Nói tóm lại là ngân sách chi tiêu cho chiến dịch phải phù hợp với khả năng của Doanh nghiệp và thời gian triển khai chiến dịch.
11. Mục tiêu tiếp thị
Hãy đưa ra các con số cụ thể mà bạn mong muốn có được trong chiến dịch: Mục tiêu của chiến dịch này là có được ít nhất 10.000 khách hàng mỗi tháng hoặc tạo ra 200.000 khách hàng tiềm năng mỗi tháng.
12. Đo lường kết quả hoạt động Marketing
Xuyên suốt quá trình triển khai chiến dịch Marketing, Bạn luôn phải tiến hành hoạt động đo lường, kiểm tra để từ đó phát hiện những rủi ro có thể xảy ra, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả mà Doanh nghiệp đề ra. Để đo lượng kết quả, bạn cần thực hiện các công việc sau:
- Khảo sát khách hàng xem họ hài lòng hay không
- Theo dõi doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng khách truy cập website từ các kênh và doanh số.
- Xác định chiến lược marketing nào đang mang lại hiệu quả cao nhất, chiến lược nào ít hiệu quả nhất
- Đo lường hiệu quả, lợi nhuận thu được trên mỗi hoạt động marketing (ROI)
Ngoài ra hiện nay đang nở rộ, Performance Marketing là thuật ngữ để nói về tính hiệu quả/hiệu suất khi triển khai Marketing (Quảng cáo dựa trên tính hiệu quả)
- Thuật ngữ này thường đi kèm với Digital Marketing do hầu hết các kênh Digital. Marketing đều có thể đo lường (một cách tương đối) được
- Performance Marketing cung cấp cho bạn khả năng đo lường mọi thứ từ khả năng tiếp cận thương hiệu đến tỷ lệ chuyển đổi của một quảng cáo. Thời đại tiếp thị theo hướng dữ liệu này đã giúp các agency hiểu sâu hơn về hiệu suất của chúng, giúp họ tối ưu hóa các chiến dịch của mình.
- Khi thuê 1 Agency triển khai Performance Marketing, bạn chỉ phải trả tiền cho tính hiệu quả mà hai bên thống nhất (CPC, CPM, CPS, CPL, Reach, CTR, view…)
- Performance Marketing đã hoàn toàn thay đổi cách các công ty quảng cáo tiếp thị sản phẩm và cách chúng ta đánh giá sự thành công của các chiến dịch tiếp thị.
Như vậy, rõ ràng hoạt động đo lường là việc tối quan trọng khi triển khai Marketing
II. Các tài liệu và thuật ngữ hộ trợ quá trình thực hiện kế hoạch Marketing Tổng thể
1. 3 cấp độ của sản phẩm trong marketing
Trong Marketing, một sản phẩm vô hình hay hữu hình được chia thành ba cấp độ như sau:
- Cấp độ cơ bản – sản phẩm cối lõi (cấp 1):sản phẩm này sẽ mang lại những lợi ích cốt lõi gì cho khách hàng hàng?
- Cấp độ hai – sản phẩm hiện thực:các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bên ngoài, nhãn hiệu, tên nhãn hiệu, bao bì của sản phẩm…
- Cấp độ 3 – sản phẩm bổ sung (nâng cao):Cấp độ này bao gồm các yếu tố dịch vụ khách hàng (customer service), và cao hơn nữa là chăm sóc khách hàng (customer care) nhằm giúp cho khách hàng tiện lợi hơn, hài lòng hơn
2. 5 giai đoạn phát triển của marketing:
Có 5 giai đoạn phát triển của marketing đã tạo nên một nền marketing hiện đại hay marketing năng động. Đặt trên cơ sở trao đổi giá trị với luận đề “thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng”.
1. Giai đoạn hướng theo sản xuất (Production Orientation)
2. Giai đoạn hướng theo sản phẩm (Product Orientation)
3. Giai đoạn hướng theo bán hàng (Sales Orientation)
4. Giai đoạn hướng theo Marketing (Marketing Orientation)
5. Marketing xã hội (Societal Marketing)
Leave a Reply